Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Tìm Người khuyết tật và vẽ tranh ở Việt Nam

Tên tôi là: Lê Quang Lĩnh              sinh năm : 1985.
Bản thân tôi là một người tàn tật, tôi hiện đang sống tại địa chỉ, 249, đường Trần Phú (TP Hà Tĩnh). Bị tàn tật, không đi lại và nói năng được như người bình thường; song, vượt qua đau khổ, buồn chán và tuyệt vọng, tôi đã vươn lên để được sống đúng nghĩa của một con người. Tôi đến với nghệ thuật bằng khát vọng lớn lao là được thể hiện tâm sự của mình và những người như mình qua những bức tranh. Tranh của tôi được đánh giá là tươi sáng hồn nhiên và ẩn chứa những ý tưởng gây xúc động cho người xem.
Nghệ thuật đã nâng tôi dậy, với bản lĩnh của một người thiết tha yêu cuộc sống
tôi đã, đang cố gắng vươn lên trong cuộc sống, tìm niềm vui trong việc vẽ tranh.
Được sự giúp đỡ và cổ vũ của mọi người tôi đã gửi tranh tham gia một số triển lãm:
Năm 2003 tôi có tác phẩm Một góc thị xã tham gia triễn lãm Mỹ thuật khu vực IV Bắc Miền Trung tại tỉnh Thanh Hóa
Tháng 8 năm 2006 tôi có tác phẩm Lễ Hội tham gia triễn lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miềm trung ở tỉnh Hà Tĩnh
Tháng 12 năm 2006 tôi tham gia cuộc thị tranh vẽ ‘ Alaxan - Chiến Thắng Nỗi Đau ‘’  đạt được giải nhất
Tháng 8 năm 2011 tôi có tác phẩm vui mùa tham gia triễn lãm Mỹ thuật khu vực Bắc miềm trung ở tỉnh Quảng Bình
Tháng 11 năm 2011 lĩnh tham giải đặc biệt cuộc thi tranh, ảnh về người khuyết tật cho Hội vì sự phát triển của người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD
Tuy nhiên các bức tranh khác thì vẫn chưa được giới thiệu và tôi cũng không biết bằng cách nào cả .
            Qua xem các thông tin trên mang tôi biết có rất nhiều gương người tán tật
biết vượt lên số phận, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật về hội họa có giá trị, ví
dụ như:
Chị Huỳnh Thị Sậm đã sáng tạo nhiều bức tranh đẹp từ hai chân, hai tay co quắp. Khát khao tiếp cận tri thức đã dẫn chị đến với tin học dù cho mỗi khi click chuột, chân lại nhoi nhói đau. Chị được Thời báo Kinh tế Việt Nam tặng danh hiệu Người phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam.
            Chị Lê Thụy Ngọc Giao vẽ tranh chỉ bằng tay trái, sau khi bị mất tay phải, nhưng chị đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống khi vẽ tranh chân dung trên đường phố sài gòn. Đằng sau những bức chân dung ký họa kỳ công là câu chuyện về nghị lực vươn lên của nữ họa sĩ tàn nhưng không phế.Khi bàn tay phải đã mất, cô phải khổ sở tập tành lại từ đầu mọi thứ bằng tay trái, từ múc cơm, giặt giũ, quét nhà... Vì thương cha mẹ nghèo khổ, rồi do không muốn sống ăn bám trở thành gánh nặng cho gia đình nên Giao bắt đầu loay hoay tập tành vẽ tranh kiếm sống.
Karishma Kannan sinh năm 1991 tại Ấn Độ, là một họa sĩ không chuyên, mắc hội chứng Down. Năm 2008, gia đình Karishma chuyển đến làm việc tại TP.HCM. Trong thời gian này Karishma đã học tiếng Anh với cô giáo Cyndi Beaumont. Thật may mắn, cô Cyndi Beaumont đồng thời cũng là một họa sĩ, nên Karishma học vẽ luôn từ đó. Như tên gọi Karishma - trong tiếng Ấn có nghĩa là “phép màu” - hội họa như một phép màu đã cuốn hút cô gái không may mắc hội chứng Down tập trung vẽ, vì người mắc chứng Down rất khó để tập trung làm bất cứ việc gì.

Những nét vẽ của cô được giới chuyên môn đánh giá là “tràn đầy sự phóng khoáng với những khối màu tươi sáng, thể hiện một tâm hồn thuần khiết và tràn ngập tình yêu thiên nhiên”.
Nét vẽ kỳ diệu của Karishma mang đến thông điệp với nhiều người mắc hội chứng Down và nhiều người khuyết tật khác, rằng: “I can, you can, we can” - ai cũng có thể vẽ được trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
            Anh Hiền bị bệnh bại liệt, với sự giúp đỡ của chị Lý anh đã tập vẽ và đã có nguồn thu nhập lo cho cuộc sống từ việc vẽ tranh.
Anh Chu Vinh Đức bị liệt nửa người. Nhưng Đức vẫn quyết theo đuổi niềm đam mê vẽ và trở thành ông chủ phòng tranh rồi thầy giáo lớp dạy ngoại ngữ ở thành phố Vinh (Nghệ An).
            Tôi thiết nghĩ nếu có một cách nào đó có thể tổ chức một cuộc triễn lãm tranh của những người khuyết tật với quy mô toàn quốc, chắc hẵn sẽ tạo cho chúng tôi một sân chơi bổ ích, sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân có thể thực hiện công tác từ thiện đối với những người tàn tật.

tìm nhà tài trợ để thực hiện một cuộc triển lãm tranh về người khuyết tật tôi là Lê Quang Lĩnh sống ở 249 - đường Trần Phú - TP Hà Tĩnh Địa chỉ email : lequanglinh12@yahoo.com

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN


                                                       CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN
Ngày xưa, vào đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông sau khi đã truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên tu ở núi Yên Tử, mến cảnh núi sông thường hay đi du ngoạn các nơi, vào đến đất Chiêm. Trong khi ở Chiêm Thành, vua Chế Mân biết du khách khoác áo cà sa là Thượng Hoàng nước Việt, nên lấy tình bang giao mà tiếp đãi nồng hậu. Không rõ Thượng Hoàng vân du có ý định mở mang bờ cõi cho đất nước về phía nam không, hay vì cảm tình đối với ông vua trẻ tuổi Chiêm Thành mà hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân.
Vua Chiêm cử sứ giả Chế Bố Đài cùng đoàn tùy tùng hơn trăm người mang vàng bạc, châu báu, trầm hương, quý vậy sang Đại Việt dâng lễ cầu hôn. Triều thần nhà Trần không tán thành, chỉ có Văn Túc Đạo Tái chủ trương việc gả.
Vua Chế Mân tiến lễ luôn trong năm năm để xin làm rể nước Nam, rồi dân hai châu Ô, Ly (từ đèo Hải Vân Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) làm sính lễ cưới côn chúa Huyền Trân về nước.
Huyền Trân làm hoàng hậu nước Chiêm Thành được một năm thì vua Chế Mân mất. Thế tử Chiêm phái sứ giả sang Đại Việt dâng voi trắng và cáo về việc tang. Theo tục lệ nước Chiêm, vua mất thì cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Vua Trần Anh Tông hay tin vua Chiêm mất, sợ em gái là công chúa Huyền Trân bị hại, bèn sai võ tướng Trần Khắc Chung hướng dẫn phái đoàn sang Chiêm Thành nói thác là điếu tang, và dặn bày mưu kế để đưa công chúa về. Trần Khắc Chung trước kia đã có tình ý với Huyền Trân, song rồi vì việc lớn, cả hai cùng dẹp bỏ tình riêng, ngày nay lại được vua giao phó nhiệm vụ đi cứu công chúa.
Sang đến nơi, Trần Khắc Chung nói với thế tử Chiêm Thành rằng: "Bản triều sở dĩ kết hiếu với Vương quốc vì vua trước là Hoàn Vương, người ở Tượng Lâm, thành Điển Xung, là đất Việt thường: hai bên cõi đất liền nhau thì nên yên phận, để cùng hưởng hạnh phúc thái bình cho nên gả công chúa cho Quốc vương. Gả như thế vì thương dân, chứ không phải mượn danh má phấn để giữ trường thành đâu! Nay hai nước đã kết hiếu thì nên tập lấy phong tục tốt. Quốc vương đây mất, nếu đem công chúa tuẫn táng thì việc tu trai không người chủ trương. Chi bằng theo lệ tục bản quốc, trước hãy ra bãi bể để chiêu hồn ở trên trời, đón linh hồn cùng về rồi mới hỏa đàn sau".
Lúc bấy giờ các cung nữ của Huyền Trân biết rằng công chúa sẽ bị hỏa táng, nhưng không biết làm thế nào, thấy sứ Trần Khắc Chung tới mới hát lên một câu ngụ ý cho sứ Nam biết mà lo liệu cứu côn chúa khỏi bị lên thang hỏa đàn:
Đàn kêu tích tịch tình tang,
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.
Người Chiêm Thành nghe theo lời giải bày của Trần Khắc Chung, để công chúa Huyền Trân xuống thuyền ra giữa bể làm lễ Chiêu Hồn cho Chế Mân. Trần Khắc Chung đã bố trí sẵn sàng, cỡi một chiếc thuyền nhẹ chực sẵn trên bể, đợi thuyền chở công chúa ra xa, lập tức xông tới cướp công chúa qua thuyền mình, dong buồm ra khơi nhắm thẳng về phương bắc. Huyền Trân công chúa gặp lại người tình cũ đến cứu mạng về, hoa xưa ong cũ ai ngờ còn có ngày tái ngộ, đôi trai tài gái sắc kéo dài cuộc tình duyên trên mặt biển, hơn một năm mới về đến kinh.
Về sau, các văn nhân thi sĩ cảm hứng về quãng đời lịch sử của công chúa Huyền Trân, đã mượn điệu hát, lời thơ mà làm nên nhiều bài còn truyền tụng đến ngày nay.
Như khúc "Nước non ngàn dặm" theo điệu Nam Bình, mà có kẻ cho rằng chính công chúa đã soạn ra trong lúc đi đường sang Chiêm quốc:

Nước non ngàn dặm ra đi...
Mối tình chi!
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly.
Xót thay vì,
Đương độ xuân thì.
Số lao đao hay là nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết,
Cũng như liều hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn theo chì.
Khúc ly ca, sao còn mường tượng nghe gì.
Thấy chim lồng nhạn bay đi.
Tình lai láng,
Hướng dương hoa quì.
Dặn một lời Mân Quân:
Như chuyện mà như nguyện
Đặng vài phân,
Vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay muôn phần.
Một nhà thơ khác vịnh Huyền Trân công chúa:
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười.
Vốn đà không mất lại thêm lời.
Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm,
Một gái Huyền Trân của mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước,
Môi son phải giống mãi trên đời?
Châu đi rồi lại châu về đó,
Ngơ ngẩn trông nhau mấy đứa Hời!


Trong dân gian, người ta than tiếc cho công chúa Huyền Trân:
Tiếc thay cây quế giữa rừng,
Để cho thằng Mọi thằng Mường nó leo.
Tiếc thay hột gạo trắng ngần,
Đã vo nước đục lại vần lửa rơm.

Thẹn với non sông lỗi với chàng
Hai châu Ô, Lý một Huyền Trân
Đường sang Chiêm Quốc bởi chuông núi
Nghẹn khúc từ ly biệt cố nhân...

Ngày xưa có nàng Huyền Trân Công Chúa
Giữa lúc xuân thì đang độ thắm tươi mặn mà
Đành lòng ra đi ôm một mối tình ban đầu
Ô, Lý hai châu duyên nợ phấn son vi đâu
Thuyền quyên má hồng vì yêu quê hương
Đáp tiếng non sông Xa một mối tình chung
Dù ngàn sơn khê vẫn mơ đến ngày sum vầy
Muôn dặm xa xôi biệt ly người ơi...từ đây
Duyên kia lỗi hẹn thôi biết bao giờ
Tìm lại nhịp đàn yêu thương Kinh kỳ hoàng hôn in bóng
Yêu ai trót nặng lời thề chưa phai
Vẫn một lòng son sắc hoài Dù nổi trôi kiếp hoa rơi
Muôn chim tiễn nàng công chúa lên đường
Vượt ngàn trùng dặm quê hương
Thanh bình khỏi cơn chinh chiến
Giang san cách trở miệt mờ cô liêu
Bóng nàng nhòa theo bóng chiều
Mà lòng con mang niềm yêu
(Trích trong CD Hoàng Oanh 5 chủ đề "HÒN VỌNG PHU" do Hoàng Oanh Productions)

Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

TRIỂN LÃM MỸ THUẬT BẮC MIỀN TRUNG: Vui vui buồn buồn

Thoát - Nguyễn Lương Sáng
Đến hẹn lại lên, triển lãm khu vực 6 tỉnh Bắc Miền Trung từ Thanh Hóa trở vào: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế lại diễn ra.  Đây là một sự kiện mỹ thuật lớn, hội tụ nhiều anh tài địa phương tham gia.
Cũng như các triển lãm khu vực ở miền Nam hay miền Bắc, triển lãm Bắc Miền Trung vẫn mang bản sắc của một triển lãm phong trào “hội” nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỹ thuật địa phương. Từ những triển lãm như thế này cũng xuất hiện nhiều nhân tố mới, hay cá nhân nổi bật.
Sáng 21. 8, lễ khai mạc diễn ra tại bảo tàng tổng hợp Quảng Bình. Năm nay Quảng Bình đăng cai tổ chức. Chủ nhà tổ chức tốt, khách đến thật đông vui, đúng như một ngày hội.
Chương trình bắt đầu từ 7 giờ 30 với nhiều tiết mục ca-đàn-hát, đến 8 giờ 30 mới bắt đầu khai mạc. Thủ tục khá dài dòng, kéo dài hơn một tiếng bằng diễn văn của các họa sĩ, quan chức đầu ngành của tỉnh… Tuy nhiên trong lúc khai mạc có một phút đầy cảm động: Họa sĩ Khánh Chương thông báo tin buồn và cả hội trường dành một phút mặc niệm tiễn đưa họa sĩ Vũ Giáng Hương.
Quay trở lại với triển lãm, năm nay với số lượng tranh khá lớn, lại được treo trong Bảo tàng Tổng Hợp mới được xây xong, nên nhìn từ ngoài vào khu vực triển lãm rất hoành tráng. Tuy nhiên do không phải là một bảo tàng chuyên ngành Mỹ Thuật nên số lượng tranh đông đảo tham gia được treo khá lộn xộn, và rối cả mắt. Điều này cũng dễ thông cảm, vì năm nào cũng thế, ở tỉnh nào cũng thế.
Chất lượng các tác phẩm tham gia triển lãm năm nay khá đồng đều và không có khác biệt gì lắm so với năm trước. Điều thực sự làm tôi rất buồn là tranh ai cũng như tranh ai, rất khó phân biệt tác giả. Từ chất liệu thể hiện, ý đồ tác giả, cách thể hiện tác phẩm cứ na ná nhau, và na ná các họa sĩ thế hệ trước đây. Buồn hơn nữa là, hình như do vui quá mà ban tổ chức lẫn nghệ sĩ tỏ ra rất cẩu thả trong việc treo tranh, những tác phẩm điêu khắc thì bỏ lên bục xộc xệch và bụi đống thành lớp… Các tác phẩm tham gia triển lãm mà cứ như là nằm trong kho lưu trữ.
Nhưng có phần hơi vui là quy chế năm nay cho phép các tác giả chưa phải là hội viên hội mỹ thuật tham gia, cho nên có nhiều người trẻ, có những tác phẩm tôi thực sự thú… Năm nay Nhà điêu khắc Phan Đình Tiến (Quảng Bình) nhận giải A với tác phẩm Trái tim của biển; họa sĩ Đặng Mậu Triết (Huế) nhận giải B với tác phẩm Dấu thời gian.
Buổi sáng khai mạc đông vui là vậy nhưng đến chiều thì không khí vắng teo, có lẽ triển lãm chỉ dành riêng cho nghệ sĩ các tỉnh đến xem qua rồi về, và hẹn năm sau ở một tỉnh khác đăng cai. Nghĩ cũng mủi lòng thật chứ, làm nghệ thuật ở tỉnh lẻ, không công chúng, chỉ ta với mình… 
Triển lãm sẽ kéo dài 10 ngày, nhưng những ngày sau không biết có còn ai đến xem không nữa.
Nhưng thôi được một ngày, năm nào cũng như năm nào, đến hẹn lại lên, niềm vui lại đến, tưng bừng và rộn ràng.
Chúc triển lãm thành công, chúc mừng các nghệ sĩ.
Giải A: Tác phẩm “Trái tim của biển” của Phan Đình Tiến, anh thể hiện với hình ảnh thùng phi rách toạc được may vá, với những cái vòi nhô lên mặt thùng. Có thể anh đang nói đến chuyện dầu khí, và những diễn biến thời sự khá nhạy cảm thời gian vừa qua… Dạo này anh hay sáng tác những tác phẩm của mình bằng chất liệu thùng phi là chính, anh lăn nó đi từ tỉnh này sang tỉnh khác trong các cuộc triển lãm, và năm nào anh cũng nhận giải thưởng của Hội.
Giải B: Dấu thời gian của Đặng Mậu Tiết nhìn từ xa cho đến nhìn gần tôi cứ tưởng là tranh của của họa sĩ Vĩnh Phối, đến lúc đọc lời chú ở góc tranh mới biết tranh Đặng Mậu Triết, anh cũng là họa sĩ chuyên nhận giải thưởng của Hội. Chúc mừng anh!
Họa sĩ Vĩnh Phối chụp ảnh lưu niệm với các tác phẩm trong triển lãm. Ông là người thầy đáng kính của nhiều thế hệ thầy giáo, thế hệ họa sĩ. (Tiếc quá tôi không chụp được tác phẩm của thầy cho các bạn xem được).
Bạch Đằng của Ngô Phi Công
Chuyện quê - Nguyễn Thiện Đức
Được Mùa - Tử Anh
Giấc mơ - Lê Việt Trung
Mùa đông - Lê Vũ Anh
Thoát - Nguyễn Lương Sáng
Thiếu nữ vùng cao - Trương Đình Thắng

Mẹ với Mun - Nguyễn Hoàng Việt

Khát vọng tự do - Lê Ngọc Thái
Hoài niệm – Hoàng Phi Hồng
Khúc biến tấu xương rồng - Nguyễn Lương Du
Khúc sông tấu của biển - Vũ Tuyết Chinh
Vui mùa - Lê Quang Lĩnh
Sức sống Trường Sa - Ngọc Dương
Stress - Đặng Thiện Chân
Di chứng - Ngô Tâm

Đi tìm cái bóng ở đâu - Lê Anh Việt
Như không - Nguyễn Văn Hè

Rạch hỏng tranh 30 triệu USD

 
1957-J-No. 2, - Bức tranh bị phá hoại.

DENVER (AP) – Các nhà điều tra đang cố tìm hiểu vì sao một người phụ nữ đã phá hoại một bức tranh lớn theo trường phái biểu hiện tại bảo tàng Clyfford Still.
Người phụ nữ này đã rạch, cào bức tranh, rồi cởi quần chà lên bức tranh.
Thiệt hại mà người này gây ra ước tính 10.000USD (để phục hồi).
Carmen Tisch, 36 tuổi, sẽ phải đối diện với tội hình sự vì tấn công bức tranh này hôm 29. 12. 2011 vừa qua.
Carmen Tisch, 36 tuổi, bị kết tội đã phá hủy một bức tranh trị giá từ 30 đến 40 triệu USD tại bảo tàng Clyfford Still. Việc phục hồi bức tranh ước lượng tốn 10.000 USD.

Còn bức tranh, có tên 1957-J-No. 2, được định giá hơn 30 triệu USD. Đó là một bức tranh lớn với những bệt trắng, đen, và cam đậm, cùng một vệt màu vàng, được Still vẽ vào khoảng giữa đời.
Bảo tàng một mực khẳng định thiết bị an ninh tại đây đảm bảo và họ thường xuyên kiểm tra để bảo vệ bộ sưu tập cũng như khách tham quan được tốt.
Người phát ngôn của bảo tàng, Regan Petersen, trong một phát biểu đã cho biết các nhân viên bảo vệ “đã hành động nhanh nhẹn và đúng đắn; cảnh sát được gọi tới ngay tức thì, và kẻ tấn công đã bị giải đi.
Để được giữ những tranh và tượng của Still, thành phố Denver của bang Colorado đã phải vượt qua một cuộc cạnh tranh khốc liệt, với lời hứa là có đủ an toàn để bảo vệ tác phẩm.
Bảo tàng Clyfford Still

Still mất năm 1980, trước khi mất đã trăn trối rằng di sản của ông phải được trao cho thành phố nào trên nước Mỹ sẵn lòng xây một bảo tàng vĩnh viễn cho riêng ông. Ông là một trong những họa sĩ biểu hiện trừu tượng đầu tiên sau thế chiến II.
Bảo tàng này đã quyên góp được 32 triệu USD của các nhà hảo tâm để xây cơ sở và vận hành. Riêng thành phố Denver cũng góp khoảng 99 triệu USD để mua bốn tác phẩm của Still trong một cuộc đấu giá.
Clyfford Still
Tranh của Still thường khổ rất to

Tisch – người phá hủy tranh – hiện đang phải chịu tiền phạt 20.000 USD. Được biết người này không có luật sư và không thấy có danh sách điện thoại người thân.
Tại bảo tàng, trên bức tường cạnh chỗ vẫn treo bức tranh của Still, nay là dòng triết lý của Still về mỹ thuật: “Tôi không bao giờ muốn màu là màu, kết cấu là kết cấu, hình ảnh trở thành hình ảnh. Tôi muốn tất cả trộn vào thành một linh hồn sống.”

Một số tác phẩm của Still:
Một bức vẽ năm 1937
Một bức vẽ năm 1959
PH 387, 1955
.
Một bức sơn dầu năm 1957
Một bức vẽ năm 1950